Người
ta nói đi jeju mà không leo Hallasan là coi như chưa đến
jeju.
Chính
vì vậy hành trình chinh phục em nó là ''đinh'' của chuyến
đi này.
Đi
không phải để chứng tỏ điều gì, cũng không phải tìm
kiếm cái gì trên đỉnh núi, mà đơn giản là vượt qua
được chính bản thân mình, là một quá trình đầy
thử thách, khám phá thiên nhiên và để rồi khi đến
đích cái cảm giác hạnh phúc nó như thế nào.
Ngày
thứ 4, một buổi sáng đầu thu, chúng tôi thức dậy lúc
6:15 vệ sinh cá nhân, ăn uống, 8:00 là đi taxi đến vườn
quốc gia Hallasan, tiền taxi khoảng 20,000 won.
Ngồi
trên taxi đã thấy thích thú rồi.
Đường vắng hoe, cảnh
rừng 2 bên đường xanh mướt, không khí trong lành,
nắng xuyên qua kẻ lá len lỏi tới đôi bàn tay. Nhạc
trong xe vang lên ''Sunday morning, up with the lark I think I'll
take a walk in the park Hey, hey, hey, it's a beautiful day.'' Âm
nhạc vang lên đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh và đúng là ngày
Chủ Nhật luôn. Ôi mình thích cái giây phút này. Ngồi
trong xe nghe nhạc, kéo cửa xuống để hứng trọn cái
không khí tươi mới của một ngày mới bắt đầu.
Đến
nơi, không cần phải mua vé gì cả. Chúng tôi chỉ đăng
ký tại văn phòng quản lý rồi bắt đầu cuộc hành
trình đầy mong đợi của mình thôi.
 |
Văn phòng quản lý |
Để
nói sơ về ngọn núi này.
Đây
là một trong những điểm đến hấp dẫn ở đảo Jeju và
là ngọn núi cao nhất Hàn Quốc, một ngọn núi lửa không còn
hoạt động. Cao 1.950m trên mực nước biển,
bao quanh là 360 núi lửa vệ tinh. Hallasan là vùng dự trữ
sinh quyển UNESCO.
Thời
điểm tuyệt vời nhất để thăm núi Hallasan là vào mùa
đông khi toàn bộ khu vực này được bao phủ bởi tuyết
trắng và băng giá, dù thời tiết lúc này rất lạnh cũng
như các con đường dẫn lên núi khá trơn trượt và nguy
hiểm. Ngoài ra, mùa thu ở Hallasan cũng rất đẹp. Chúng
tôi chọn đi vào đầu thu tháng 9, khi mà khách du lịch
không nhiều lắm. Đa phần là người dân bản địa có
cả trẻ con cùng leo, có một số rất ít là khách
du lịch thôi.
Tuyến
đường chinh phục núi Hallasan phổ biến nhất là khởi
đầu từ Trung tâm khách du lịch Công viên quốc gia
Hallasan rồi đi dọc theo đường mòn Eorimok. Tuy nhiên,
tuyến đường này không dẫn bạn tới đỉnh núi có hồ
Baeknokdam, vốn là miệng của ngọn núi lửa Hallasan xưa
kia. Do đó, người ta thường chọn cung đường mòn
Seongpanak, bắt đầu từ Seongpanak, đi theo hướng Đông,
mất nhiều thời gian hơn một chút với khoảng 5 giờ leo
núi, bạn sẽ chiêm ngưỡng được hồ Baeknokdam diễm
lệ.
Ngọn
núi này có 6 con đường mòn: Eorimok Trail ( 6 , 8 km ) ,
Yeongsil Trail ( 5 , 8 km ) , Seongpanak Trail ( 9.6km ) , Seokgulam
Trail ( 1 , 5 km ) , Gwaneumsa Trail ( 8 , 7 km ) , Donnaeko Trail (
7 km ) , và Eoseungsaengak Trail ( 1 , 3 km ). Đường mòn dài
nhất là đường mòn Seongpanak mất khoảng 4 , 5 giờ cho 1 chiều
lên hoặc xuống.
Vì
chúng tôi muốn được đi tới đỉnh nên chọn con đường
dài nhất và dành trọn một ngày cho nó.
Bước
chân đầu tiên vào cuộc hành trình lúc hơn 9 giờ sáng.
3 km
đầu tiên nhẹ nhàng và thoải mái trong tiếng chim hót,
cây lá xanh rờn, đường đá nhỏ có đoạn qua cầu gỗ,
bậc thang gỗ. Nếu leo núi như thế này thì sung sướng
biết bao. Tôi cố gắng hít thật nhiều oxi cứ như khi
trở về thành phố thì chẳng có mà thở. Không khí thật
trong lành. Vừa đi vừa chụp hình vừa thưởng thức. 3
km nhẹ nhàng đi 45 phút.
Bảng
hướng dẫn 2 bên đường thông báo phải tới điểm
check point trước 12:30 thì mới được leo tiếp lên đỉnh.
Ai tới sau giờ này thì đành phải quay lại vì họ đóng
cửa không cho lên nữa. Và phải rời khỏi đỉnh 2:00.
Kể
từ đây chúng tôi cố gắng đi nhanh đến điểm check
point trước 12:30 để được tiếp tục leo lên đỉnh núi
chứ không là coi như công cốc.
* Sơ
đồ cho cung Seongpanak trail - Summit : 9.6 km, 4.5-5 hrs for one
way hiking
Seongpanak
Vistor Center-->( 4.1 km/ 1 hr 20 mins) Sokbat Visitor
center-->( 1.7 km/40 mins) Entrance of Sara
Oreum-->( 1.5 km/1 hr) Jindallaebat--> ( 2.3km/1hr 30mins) Summit
* Có
1 canteen duy nhất khi bạn đến điểm checkpoint (
Jindallaebat) khi bạn đã vượt qua 7.3 km hiking
* Có
2 chiếu nghỉ lớn: Sokbat Shelter, Jindallaebat Shelter và vài
cái ghế gỗ dọc đường
* Số
điện thoại trong trường hợp cần giúp đỡ: (064)
725-9950
 |
Sokbat Shelter |
Càng lên cao càng đuối, tốc độ đi càng chậm lại. Đường đá lớn lỏm chỏm, dốc cao dài kinh khủng. Đoạn nào có cầu thang gỗ coi như là hạnh phúc rồi. Tưởng là đi bậc thang là nhẹ nhàng không ngờ nó tốn sức kinh khủng.
Chúng
tôi lê lấc cũng tới được điểm check point kịp thời.
Từ đây đoạn đường bắt đầu thoáng hơn, được nhìn
thấy bầu trời, lá cây cũng có đỏ có vàng của mùa
thu.

Có đoạn cây khô trụi lá, trắng xóa.
Quạ...quạ..
Mấy
con quạ, chúng
nó xuất hiện ngày càng nhiều.
Nhìn
con đường đẹp mà sao dài quá. Cố lên nào ! mình nhất
định phải tới điểm summit mới được. Cố lên!
Lúc
này mọi người mạnh ai nấy đi không còn như lúc đầu
tụm lại kể chuyện cho nhau nghe nữa và khoảng cách cứ xa
dần. Ai nấy đều tự cố gắng bước. Cố lên
sắp được lấy Certificate rồi hahaha.
Bạn
nam trong nhóm đến đích đầu tiên, kế đến là mình và
2 bạn nữ tiếp theo. Chụp hình nhanh rồi họ đuổi
xuống cho
kịp trước 2 giờ chiều.
 |
Summit of Hallasan Mt |
Mình
biết mình đi chậm nên tranh thủ xuống trước rồi ngồi
ngắm cảnh mây trời, chờ các bạn luôn.
2
bạn nữ lên sau còn làm được cái clíp trên đỉnh núi
nữa chứ. Vẫn còn sung sức chưa mệt nữa à !
Đoạn
này sẽ có clip minh họa :D
Trời
bắt đầu xuống dần, mây bắt đầu sà xuống đất. Tranh thủ
xuống núi nhanh thôi các bạn.
Trail
này đi lên sao là xuống như vậy. Chỉ có 1 con đường
thôi.
Lúc
xuống lại tới điểm checkpoint các bạn định ghé làm
tô mì nóng và mua thêm nước thì họ đã đóng cửa.
Ộng chủ kêu đi xuống núi cho nhanh đi chứ khi mặt trời
lặn là phải co giò mà chạy đấy. Thôi đi nhanh nào!
Trời
bắt đầu mờ dần, nước bắt đầu vơi và hết sau đó
không lâu.
Bạn
nam là người chụp hình cho cả nhóm ở điểm summit trên
đỉnh lại là người đi khỏe nhất. Nên cử bạn ấy đi
xuống núi trước, show cái hình cho văn phòng để nhận
cái certificate chứ không người ta đóng cửa mất.
Còn
lại, chúng tôi 3 đứa con gái cố gắng di chuyển đến
trạm nghỉ chân rồi mới nghỉ. Tranh thủ ai di vệ sinh
thì đi.
Đi
xuống nó mệt theo kiểu xuống dốc mà còn đi đường
đá, bậc thang nữa chứ. Ta nói chân nọ nó đá chân kia.
Hai cái chân nhẹ tơn, như thể nó không thuộc về mình
nữa vậy. Cái đầu thì nói đi mà cái chân thì nó đuối.
Muốn nghỉ. Rụng rún rùi.
Đoạn
này bạn Thy đi nhanh kinh khủng hahaha(...) Thế là cũng đến
chỗ ngồi nghỉ ngơi. Ngồi nghỉ chút lấy nước lấy đồ
ăn ra coi. huhuhu Đồ ăn cũng ăn hết rồi. Nước cũng đã
cạn khô. Thôi nghỉ cho đỡ mỏi chân rồi đi tiếp.
Thấy
mấy pà thím kim chi ngồi nghỉ kế bên lấy quýt đường đặc
sản jeju ra ăn.
Ôi thèm thế ! cho miếng coi!
hahaha nói nhỏ
xí dzậy mà bả cũng nghe. xách bịch qua phát cho mỗi đứa
1 trái. Kamsahammita ! không khách sáo nữa rồi. Nhận và ăn
ngay lun.
Quýt đường mọng nước ngon thiệt. Đã bao lâu
rồi mình chưa được ăn nhỉ !
Ăn xong 1 trái quýt nhỏ
xíu mà bao nhiêu công sức phục hồi trở lại. Xin phép
các thím tụi mình đi tiếp.
Tốc
độ đi nhanh hơn hẳn.
Sương
đã xuống tận tới chân, đường đi đã lờ mờ rồi.
Cố gắng đi nhanh lên. Không để mình là người xuống
cuối cùng.
Sau
lưng mình lúc đó còn 3 pà thím, 1 cặp vợ chồng, 1 ông
lão còn ngồi ăn nơi tản đá. Cũng yên tâm.
Lúc
này bạn Thy đi nhanh lắm nên đi trước, lâu lâu còn kêu với
lại để check coi mọi người phía sau ổn không. Tôi nghe
và trả lời được 2 lần rồi lúc sau không nghe tiếng
nữa. Chắc bạn ấy đi xa hơn chúng tôi khá nhiều rồi.
Đi
một đoạn tôi kêu lại mấy lần mà không nghe bạn ấy
trả lời lun. Lúc này trời tối lắm rồi. Sương xuống
cũng nhiều hơn. Bắt đầu 2 đứa con gái tụi tui nhắc
nhau mặc áo khoác, trùm nón lên đầu để tránh sương
rừng núi, nơi vùng đất lạ có thể làm mình bị bệnh
đấy. Cẩn thận chút vẫn hơn.
Trời
tối, tầm nhìn giới hạn, tôi bắt đầu đi chậm lại
hẳn, nhưng vẫn cố gắng bước để bắt kịp bạn nữ
kia.
Sao
cứ nghe cái tiếng ai đi sau lưng mình nhỉ. Quay lại có
thấy ai đâu.huhu..
Sao mấy người kia không thấy xuống ta? Họ
đi nhanh hơn mình, đáng lẻ phải tới rồi mới đúng.
Thôi cũng yên tâm chút dù sao sau lưng mình vẫn còn có 6
người chưa xuống.
Tiếng
balo hự hự sau lưng chứ chẳng có ai đi xuống tới đâu.
Đi nhanh lên nào ! Tôi tự động viên mình.
Áaa...bạn
nữ kia la lên: ''Có con gì á chị ơi''
''Con gì vậy? nhìn
thử coi'' tôi hỏi.
'' Con Nai á chị''.
''Đâu đâu??'' À
con nai có bông bông trên lưng như Bambi nhỉ.
Bạn ấy nói
'' thôi đi nhanh nhanh lên đi chị''.
''Ừ Ừ''
Cả
1 con đường toàn là đá và bậc thang rồi dốc, chưa có
lúc nào bằng phẳng suốt 9.6 km. Có lúc sắp trẹo chân
mấy lần. Cũng may là đôi giày nó đỡ cho mình. Biết ơn
nó lắm.
Chúng
tôi lúc này không còn sợ đá và sợ trật chân nữa. Cố
gắng đi thật nhanh. Đạp đá phăng phăng hết.
Không biết
trong khu rừng này còn con nào khác ngòai con nai không. Sao
mấy người kia vẫn không thấy xuất hiện ta. Hay
là...Thôi đi nhanh nào !
''Áaa...con
nai nữa chị ơi'' .
''Thôi đi nhanh đi nhanh''.
Mà không biết
có nhanh được không.
Sao chưa tới nữa. Giờ bạn
Thy chắc tới rồi hen?
''Áa...con
gì mới chạy qua chân em?''
''Con
gì vậy?''
''Em
không biết nữa''
''Chắc
mấy con sóc ra kiếm hạt dẻ ăn thôi''
Không
sao. Đi tiếp đi. Trong bụng tui lúc này cũng hơi sợ sợ
vì lúc ngồi ở chiếu nghỉ tôi thấy cái bảng: Khu vực
này có rắn.
Cắm
đầu đi như bay. Rốt cuộc chúng tôi cũng thấy được
ánh sáng đèn đường. Lúc này là 7 giờ tối. Trời tối
nên tốc độ chậm hẳn.
Cả
trail này chúng tôi đi gần 20 cây số hết 10 tiếng đồng
hồ kể cả ăn uống, chụp choẹt, nghỉ ngơi.
May
quá có taxi chờ sẳn lun. 20.000 won.Okie đi lun. Lần đầu
tiên bác tài xế đoán được chúng tôi không phải là
Tung Của. Hỏi sao ông biết hay vậy? ổng nói tao nhìn cặp
mắt tụi bay đứa nào cũng sáng, cũng đẹp hết.
hahaha
hờ hờ...lên xe về nhà thôi. Trên đường chạy xe ra, đi
1 đoạn cứ thấy tấm bảng cảnh báo: Khu vực nai thường
xuất hiện. Không biết trong khu rừng kia còn có gấu, cọp
gì không ha.
Update sau chuyến đi. Tình hình là động thực vật rất phong phú.
Thực vật: hơn 2,000 loài
Động vật: hơn 5,000 loài trong đó đang chú ý là rắn đầu đen, rắn hổ Korean; Hươu trứng ( Roe Deer) và Chồn Jeju ( Jeju Weasel)
 |
Hallasan Map |
 |
Hệ động thực vật ở Hallasan |
Tụi mình gặp con baby như này nà.
 |
Source: Internet |
Chứ mà như gặp cụ này chắc ngồi lết chứ đi xuống núi hổng nổi nữa.
 |
Source: Internet |
Nói chứ mấy em nó thân thiện lém. Đọc bài này mới biết chứ lúc đó mặt mài tái xanh cmnr.
(
http://www.jejuweekly.com/news/articleView.html?idxno=407)
 |
Source: Internet |
Chồn Jeju đây
 |
Source: Wikipedia |
 |
Source: Wikipedia |
 |
Source: Wikipedia
Thank for reading. See ya next journey !
|